A Khuê (1948 – 13/8/2009) tên thật Hoàng Văn Phúc, là một nhà thơ, nhạc sĩ của Việt Nam, quê ở Tứ Kỳ, Hải Dương. A Khuê cũng chính là nghệ danh mà nhà thơ đặt theo tên của một người con gái ông yêu khi ông 15 tuổi
An Nam tiến phụng sứ chính là một sư thần nhà Trần được cử sang đi cống tiến nhà Nguyên. Và hiện chưa có thông tin về tác giả này là ai.
Anh Chi còn được biết đến với tên thật là Lê Văn Sen. Ông sinh năm 1947 tại Ngọc Trạo, Thanh Hóa và ông còn có một tên thật khác là Lưu Thuật Anh
Tập thơ Xương rồng khô khan (1995)
Tập thơ Tôi yêu (1972)
Các bài thơ khác
Anh Ngọc còn có một tên gọi khác là Nguyễn Đức Ngọc, ông sinh năm 1943 tại Nghi Lộc, Nghệ An và còn có một biệt danh khác là Ly Sơn
Tập thơ Hương đất màu cờ (1977)
Tập thơ Mạnh hơn tuyệt vọng
Tập thơ Sông núi trên vai (1995) Phần đầu
Tập thơ Sông núi trên vai (1995) Phần cuối
Thơ dịch tác giả khác
Các bài thơ khác
Nữ Sĩ Anh Thơ (1919-2005) tên thật là Vương Kiều Ân (Vuơng là họ cha, Kiều họ mẹ). Bàsinh ra ở Ninh Giang (Bắc Việt). Đầu tiên ông sử dụng bút danh là Hồng Anh sau mới đổi tên thành Anh Thơ.
Tập thơ Bức tranh quê (1941)
Tập thơ Mùa xuân màu xanh (1974)
Các bài thơ khác
Anh Vũ có tên khai sinh là Nguyễn Công Ứng bên cạnh đó ông còn có bút danh khác là Việt Tâm. Ông sinh năm 1943 và cũng chính là một nhà điêu khắc, một nhà thơ.
Tập thơ Đôi mươi quan họ (1994)
Tập thơ Đến những thời trai trẻ
Ấm Bảy còn có tên là Muôn và họ Trương. Là cháu của Trương Quang Đản ở Mỹ Khê, Sơn Mỹ, Sơn Tịnh, Quãng Ngãi.
Ấu Triệu còn có tên thật là Lê Thị Đàn, là người làng Thế Lại, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ nhỏ bà đã nổi tiếng về năng khiếu văn chương và hiếu học tuy nhiên gia đình có liên quan đến phong trào Cần vương nên cha vướng vào cảnh tù đày.
Ba Giai tên thật là Nguyễn Văn Giai chưa rõ năm sinh năm mất, tuy nhiên theo nhiều tài liệu ghi chép lại, ông sống dưới triều Thiệu Trị và Tự Đức (Cuối thế kỷ 19)
Bà huyện Thanh Quan là một nữ sĩ thời Nguyễn. Bà sinh ở làng Nghi Tàm huyện Thọ Xương nay là Hà Đông, tuy nhiên tiểu sử của bà không được biết đến đầy đủ. Bà đã lập gia đình với ông Lưu Nghị.
Bản Tịnh thiền sư (1100-1176) đời thứ 9, dòng Vô Ngôn Thông, họ Kiều, người Phù Diễn, làng Vĩnh Khang.
Bàng Bá Lân tên thật là Nguyễn Xuân Lân (1912 – 1988) ông là một nhà thơ, một nhà giáo và là nhiếp ảnh gia của Việt Nam. Quê ở Đôn Thư, Hà Nam nhưng sinh ra và lớn lên ở Bắc Giang.
Bảo Cường sinh năm 1943 và có tên thật là Tôn Quốc Cường. Ông quê ở Dương Hòa, Huế và là một nhà thơ, nghệ sĩ ngâm thơ, sáo trúc, cộng tác với chương trình “Tiếng thơ ” cùa Đài tiếng nói nhân dân và Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.
Bảo Địng Giang (1919 – 2005) còn có tên thật là Nguyễn Thanh Danh, nguyên quán tại Xã Mỹ Thiện, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Các bút danh khác: Nguyễn Thanh, Thu Thuỷ, Văn Kỹ Thanh, Nguyễn Tịnh Hà.
Tập thơ Đường giải phóng (1977) phần 1
Tập thơ Đường giải phòng (1977) phần 2
Bảo Giác Thiền sư là bạn kết giao và cũng chính là người dẫn dắt thiền sư Tĩnh Giới. Chưa rõ năm sinh và quê quán của ông. Tuy nhiên, chỉ biết rằng ông mất năm 1173. Và các bài thơ lưu lại cũng không nhiều
Bảo Giám Thiền sư mất năm 1173 và chưa rõ năm sinh của ông. Ông còn có tên tục là Kiều Phù và là người Trung Thụy và rất có tài vẽ khéo và viết chữ đẹp.
Băng Sơn còn có tên thật là Trần Quang Bốn. Ông sinh 1932 và mất năm 2010 quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương. Bên cạnh đó ông cũng có rất nhiều biệt danh khác như: Mai Băng Phương, Trần Cẩm Giàng, Quang Chi…
Bằng Việt tên thật là Nguyễn Việt Bằng và ông sinh năm 1941 ở Huế. Năm 1969 ông tham gia Hội nhà văn Việt Nam và ông cũng chính là Tổng thư ký Hội văn học nghệ thuật Hà Nội.
Tập thơ Bếp lửa (1958)
Tập thơ Những gương mặt, những khoảng trời (1973)
Tập thơ Đất sau mưa (1977)
Tập thơ Khoảng cách giữa lời (1984)
Tập thơ Ném câu thơ vào gió (2001)
Tập thơ Nheo mắt nhìn thế giới (2008)
Các tập thơ dịch của tác giả nước ngoài
Các tập thơ dịch của tác giả nước ngoài phần 1
Các tập thơ dịch của tác giả nước ngoài phần 2
Các tập thơ dịch của tác giả nước ngoài phần 3
Các tập thơ dịch của tác giả nước ngoài phần 4
Các tập thơ dịch của tác giả nước ngoài phần cuối
Sự nghiệp và các bài thơ khác
Bế Kiến Quốc sinh ngày 19/05/1949, quê quán Hà Nội, hiện ở tại Hà Nội. Tốt nghiệp đại học Tổng Hợp Hà Nội, ngành Ngữ văn. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1981).
Tập thơ Cuối rễ đầu cành (1994)
Tập thơ Những dòng sông (1969)
Các bài thơ khác
Bế Thành Long sinh ngày 16-10-1938 tại Cao Bằng. Hiện công tác tại Hội Văn nghệ tỉnh Cao Bằng, thị xã Cao Bằng.
Bến Tre nữa sĩ chưa rõ tên thật và thân thế. Tuy nhiên có một bài thơ được ghi chép lại.
Bích Hoàng tên thật là Hoàng Bích Dư (1928) và là một giáo viên, nhà thơ nữ quê ở Huế.
Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương và ông sinh năm 1916 tạo Quãng Ngãi nay thuộc tỉnh Nghĩa Bình.
Tuyển tập thơ Bích Khê phần 1
Tuyển tập thơ Bích Khê phần 2
Tuyển tập thơ Bích Khê phần 3
Tuyển tập thơ Bích Khê phần cuối
Bích Liên hoà thượng (1876-1950) thế danh là Nguyễn Trọng Khải, hiệu Mai Đình (Thận Thần Thị), sinh ngày 16 tháng 3 năm Bính Tý (1876), tại làng Háo Đức, phủ An Nhơn, nay là ấp Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông sinh trong một gia đình nho học, được theo nghiệp bút nghiên từ nhỏ.
Bình Nguyên Trang còn có tên thật là Vũ Thị Quỳnh Trang sinh năm 1977 tại Phú Thọ và quê gốc ỏ Hải Hậu Nam Định và là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2013
Tuyển tập thơ của Bình Nguyên Trang phần 1
Tuyển tập thơ của Bình Nguyên Trang phần 2
Tuyển tập thơ của Bình Nguyên Trang phần 3
Tuyển tập thơ của Bình Nguyên Trang phần 4
Tuyển tập thơ của Bình Nguyên Trang phần cuối
Bình Phú tổng đốc tức tổng đốc Bình Định, Phú Yên, chưa rõ là ai, thân thế và sự nghiệp. Và hiện tại chỉ có một bài thơ được ghi chép lại.
Bùi Ân Niên là người làng Châu Cầu, tỉnh Hà Nam, Bắc Việt. Ông đã đổ cử nhân trường Hà Nội, nổi tiếng hay chữ. Khoa Ất Sửu, Tự Đức 18 (1866) vào kinh thi hội, làm xong bốn kì được vào hạng chánh trúng cách.
Bùi Bá Kỳ chưa rõ năm sinh và năm mất chỉ biết ông là người làng Phù Nội châu Hạ Hồng. Và là một người họ ngoại của nhà Trần nên từ nhỏ đã được hầu hạ bên cạnh vua và đã làm nhiều chức quan lớn trong triều đình.
Bùi Chí Vinh sinh ngày 23 tháng 10 năm 1954 và hiện đang sinh sống ở Sài Gòn. Bên cạnh viết thơ ông còn viết truyện thiếu nhi và viết kịch bản phim.
Tập Thơ đời (2007) phần 1
Tập Thơ đời (2007) phần 2
Tập Thơ đời (2007) phần 3
Tập Thơ đời (2007) phần cuối
Tập Thơ tình (1989) phần 1
Tập Thơ tình (1989) phần 2
Tập Thơ tình (1989) phần 3
Tập Thơ tình (1989) phần 4
Tập Thơ tình (1989) phần 5
Tập Thơ tình (1989) phần cuối
Các bài thơ khác
Bùi Công Minh sinh năm 1947 tại Đà Nẵng, vốn là giảng viên khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nổi tiếng với bài thơ Hành khúc ngày và đêm được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc.
Bùi Cơ Túc chưa rõ năm sinh năm mất và có niên hiệu là Liên Khê. Cũng chưa rõ quê quán và sự nghiệp của ông chỉ biết ông sống vào khoảng cuối thế kỷ XIX.
Bùi Dương Lịch (1758-1828) tự là Tồn Thành và Tồn Trai hiệu là Thạch Phủ, người xã Yên Đông, huyện La Sơn (nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông từng giữ chức Đốc học Nghệ An sau đó thăng chức lên Phó Đốc học Quốc tử giám sau ông xin về quê dạy học.
Bùi Đạt (1433-1509) người làng Duy Tiên, xã Tân Cốc, huyện Duy Tiên, phủ Lị Nhân, trấn Sơn Nam (nay là huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam). Đỗ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Dậu. Dưới thời Lê Thánh Tông ông làm đến chức quan Tham chính.
Bùi Đăng Sinh là một nhà thơ Việt Nam hiện đại, ông sinh năm 1940 và quê ở Thanh Oai, Hà Đông nay là Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc.
Bùi Đức Ánh sinh năm 1949 và còn được biết đến với bút danh khác là Bùi anh Sắc. Ông là một nhà giáo, nhà văn, nhà thơ quê ở Sơn Tịnh, Quãng Ngãi. Và là hội viên Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.
Bùi Đức Khiêm là một nhà thơ, nhà văn và cũng là một nhà báo. Ông nguyên là Tổng biên tập của báo Công thương và cũng có nhiều sáng tác viết cho thiếu nhi
Bùi Giáng sinh năm 1926 và mất năm 1998. Ông sinh ra tại Thanh Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông rất được văn giới yêu mến và kính trọng. Và cũng chính là tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng. Bên cạnh đó ông cũng được đánh giá là một người có nnawg khiếu văn chương, ngôn ngữ kể cả các ngôn ngữ khó như chữ Hán và tiếng Đức. Chính điều này đã làm kinh ngạc những người trong văn giới.
Tập thơ Như sương (1998) phần 1
Tập thơ Như sương (1998) phần 2
Tập thơ Như sương (1998) phần cuối
Tập thơ Mười hai con mắt – Di cảo thơ (2001) phần đầu
Tập thơ Mười hai con mắt – Di cảo thơ (2001) phần cuối
Tập thơ Bèo mây bờ bến và Một số tác phẩm chưa xuất bản – Di cảo thơ
Tập thơ Đêm ngắm trăng (1997) phần 1
Tập thơ Đêm ngắm trăng (1997) phần 2
Tập thơ Đêm ngắm trăng (1997) phần 3
Tập thơ Đêm ngắm trăng (1997) phần cuối
Tập thơ Rong rêu (1995)
Tập thơ Mưa nguồn hòa âm (1973) phần đầu
Tập thơ Mưa nguồn hòa âm (1973) phần cuối
Tập thơ Lá hoa cồn (1963) phần đầu
Tập thơ Lá hoa cồn (1963) phần cuối
Tập thơ Bài ca quần đảo (1963) phần đầu
Tập thơ Bài ca quần đảo (1963) phần cuối
Tập thơ Mưa nguồn (1962) phần 1
Tập thơ Mưa nguồn (1962) phần 2
Tập thơ Mưa nguồn (1962) phần 3
Tập thơ Mưa nguồn (1962) phần 4
Tập thơ Mưa nguồn (1962) phần 5
Tập thơ Mưa nguồn (1962) phần 6
Tập thơ Mưa nguồn (1962) phần cuối
Các bài thơ khác phần 1
Các bài thơ khác phần 2
Bùi Hạnh Cẩn sinh năm 1921 tại thôn Vân Tập, xã Minh Tân, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, trong một gia đình Nho giáo. Thân sinh là cụ Bùi Trình Khiêm. Ông nổi tiếng với các bản thơ dịch đặc sắc
Tuyển tập thơ dịch tác giả khác phần 1
Tuyển tập thơ dịch tác giả khác phần 2
Tuyển tập thơ dịch tác giả khác phần 3
Tuyển tập thơ dịch tác giả khác phần 4
Tuyển tập thơ dịch tác giả khác phần 5
Tuyển tập thơ dịch tác giả khác phần 6
Tuyển tập thơ dịch tác giả khác phần 7
Tuyển tập thơ dịch tác giả khác phần 8
Tuyển tập thơ dịch tác giả khác phần cuối
Bùi Hồng Khanh sinh năm 1946 và là một quân nhân, cựu biệt động thành Đà Nẵng. Ông đã từng tham gia kháng chiến chống Mỹ và quê gốc ở Điện Bàn, Quảng Nam. Sau khi về hưu chủ yếu viết thơ và hồi ký
Bùi Huy Bích sinh năm 1744 và mất năm 1802 ông có tự là Hy Chương và hiệu Tồn Am. Đây là một nhà thơ nhà văn của Việt Nam quê ở Thanh Trì, trấn Sơn Nam nay thuộc Hà Nội. Ông từng làm đến chức quan Tham tụng ở phủ chúa Trịnh.
Tuyển tập thơ của Bùi Huy Bích phần 1
Tuyển tập thơ của Bùi Huy Bích phần 2
Bùi Huy Phồn (1911-1990) có các bút danh là Đồ Phồn, Bùi Như Lạc, Cười Suông, Việt Lệ, Ấm Hai, Lý Ba Lẽ, BHP. Ông sinh ngày 16-12-1911 tại Phố Đầm, xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, quê gốc tại làng Liên Bạt, xã Mai Đình, huyện ứng Hoà, tỉnh Hà Tây.
Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872) hiệu là Nghi Chi, người làng Long Tuyền, Bình Thuỷ, tỉnh Cần Thơ. Ông đỗ giải nguyên trường hương Gia Định năm 28 tuổi (1835, Minh Mạng 16) nên thường gọi là thủ khoa Nghĩa.
Bùi Hữu Thiềm sinh năm 1947 tại xã Vạn Ninh, Móng Cái, Quảng Ninh, hiện đang là chủ tịch hội Văn học miền đông, có nhiều thơ in trên các báo trung ương và địa phương.
Bùi Hữu Thứ (1889-1945) hiệu Nguyện Trai người thôn An Ninh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, đỗ cử nhân khoa Kỷ Dậu 1909, phó bảng khoa Kỷ Mùi 1919.
Bùi Kim Anh sinh năm 1948 tại Thái Bình và đã tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội. Bà cũng chính là giáo viên dạy văn số 1 tại một số trường Phổ thông trung học ở Hà Nội.
Tập thơ Sợ rằng lục bát đã nhàu – Nhặt lời cho bóng là (2015)
Tập thơ Nhẹ cánh hoa rơi, Người ở trong ta – Nhặt lời cho bóng là (2015)
Tập thơ Đi tìm giấc mơ (2012)
Tập thơ Lối mưa (1999)
Tập thơ Cỏ dại khờ (1996)
Chùm thơ lục bát phần đầu
Chùm thơ lục bát phần cuối
Các bài thơ khác
Bùi Kỷ (1888-1960) tên chữ là Ưu Thiên, hiệu là Tử Chương, là nhà giáo, nhà Nho học và nhà nghiên cứu văn hoá đầu thế kỷ 20. Ông quê ở làng Châu Cầu, phủ Lý Nhân (nay thuộc thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), trong một gia đình khoa bảng Nho học
Bùi Minh Quốc sinh ngày 3/10/1940, quê ở Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây. Ngay từ khi còn là học sinh trung học, ông đã sớm nổi tiếng ở miền Bắc với bài thơ Lên miền Tây.
Tuyển tập thơ của Bùi Minh Quốc phần 1
Tuyển tập thơ của Bùi Minh Quốc phần 2
Tuyển tập thơ của Bùi Minh Quốc phần 3
Tuyển tập thơ của Bùi Minh Quốc phần cuối
Bùi Minh Trí (1939-) là nhà giáo, nhà thơ, quê ở Hải Dương, sinh ngày 06 tháng 11 năm 1939. Ông là phó giáo sư, tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, giảng dạy tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tuyển tập thơ của Bùi Minh Trí phần 1
Tuyển tập thơ của Bùi Minh Trí phần 2
Tuyển tập thơ của Bùi Minh Trí phần 3
Tuyển tập thơ của Bùi Minh Trí phần 4
Tuyển tập thơ của Bùi Minh Trí phần 5
Tuyển tập thơ của Bùi Minh Trí phần cuối
Bùi Mộ chưa rõ thân thế, đỗ bảng nhãn, quan đời Trần Anh Tông, sống khoảng cùng thời với Mạc Đĩnh Chi.
Bùi Nguyễn Trường Kiên tên thật là Nguyễn Hữu Hà, quê xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông là nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà giáo
Tập thơ Quê nhà nỗi nhớ (2002) phần đầu
Tập thơ Quê nhà nỗi nhớ (2002) phần cuối
Tập thơ Gửi lời cho gió mang đi (1997)
Tập thơ Tình – Ru cho một thuở (2015) phần đầu
Tập thơ Tình – Ru cho một thuở (2015) phần cuối
Tập thơ Đời – Ru cho một thuở (2015) phần đầu
Tập thơ Đời – Ru cho một thuở (2015) phần cuối
Bùi Phổ sinh năm 1443, chưa rõ năm mất người xã Lê Xá, huyện Nghi Dương, đạo Hải Dương (nay thuộc tỉnh Nam Định). Năm 25 tuổi, đỗ Chính tiến sĩ khoa Đinh Mùi Hồng Đức thứ 18 (1487)
Bùi Sĩ Vui là nhà văn, nhà thơ, Trung tướng quân đội Việt Nam. Ông nguyên là Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra. Và quê ở Quảng Tân, Quảng Xương, Thanh Hóa
Bùi Sim Sim sinh ngày 20 tháng 6 năm 1969 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An và bà đã tốt nghiệp Khoa ngữ văn Đại học tổng hợp Hà Nội năm 1991.
Tập thơ Giữa hai chiều quên nhớ (2003) phần đầu
Tập thơ Giữa hai chiều quên nhớ (2003) phần cuối
Các bài thơ khác
Bùi Thanh Tuấn (1974-) là nhà thơ trẻ đương đại Việt Nam, còn có các bút danh Lão Bộc, Bùi Bảo Nghi. Sinh tại Bảo Lộc, Lâm Đồng.
Bùi Thế Mỹ 1904-1943) là nhà văn, ký giả hiện đại, hiệu Lan Đình, Thông Reo, quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Bùi Thuỵ Đào Nguyên sinh năm 1980, hiện là thợ may màn cửa, sinh sống tại Long Xuyên, An Giang, thi thoảng có thơ, truyện, nghiên cứu đăng trên các báo…
Bùi Tông Hoan có sách chép là Bùi Tông Quán) hiệu Thuỷ Hiên, chưa rõ năm sinh năm mất, quê quán và hành trạng như thế nào. Chỉ biết ông làm quan dưới thời Trần Anh Tông.
Các bài thơ của Bùi Tông Hoan
Bùi Trục chưa rõ năm sinh năm mất, hiệu Đản Trai, người làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Ông đỗ Hương cống năm Lê Cảnh hưng thứ 20 (1759) làm tới chức Tự thừa (trợ lý)
Nhà thơ Bùi Tuyết Nhung tên thật Bùi Thị Tuyết Nhung, sinh ngày 22-10-1978 tại Nam Định. Chị còn có bút danh khi viết văn xuôi là Ninh Gia Hân, Vũ Thị Huệ.
Bùi Văn Dị (1833-1895) tự Ân Niên, có các tên hiệu là Tốn Am, Du Hiên, Hải Nông, Châu Giang. Ông quê làng Châu Cầu, huyện Kim Bảng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội
Bùi Văn Dung sinh năm 1941 (Tân Tỵ), quê và chỗ ở hiện nay đều là xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông được biết đến với tứ thơ nổi tiếng “Gửi nắng cho em”
Bùi Văn Nguyên (1918-2003) là nhà giáo, nhà văn, nhà thơ và dịch giả văn học Việt Nam. Ông có các bút danh: Vân Trình, Hùng Nam Yến, Khuê Hoa nữ tử, Tú Gầy. Ông quê ở làng Hưng Vận, xã Nghi Hưng, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Bùi Việt Phong sinh năm 1950 tại Thái Bình, hiện sống tại Hà Nội.
Bùi Xương Trạch (1451-1529) là con trai lớn của Diễn Phúc bá Tả Dụ (hay Trung Thức). Ông làm quan trong triều nhà Hậu Lê, giữ các chức vụ như Đông các Học sĩ, Thượng thư bộ Binh, Tế tửu Quốc Tử Giám… cũng như Thượng thư Trưởng Lục bộ
Bùi Xương Tự(1656-1728) hiệu Túc Trai, người làng Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, là ông nội của nhà văn Bùi Huy Bích (tác giả Hoàng Việt thi văn tuyển).
Bửu Kế (1913-1989) là nhà văn, dịch giả, tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Kế, bút hiệu Tiêu Sử, Lương Nhân, quê ở Phủ Lạc Biên đường Trung Bộ (nay là đường Tô Hiến Thành, Gia Hội, Huế).
Cao Bá Nhạ chưa rõ năm sinh năm mất người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Ông là con Cao Bá Đạt và là cháu Cao Bá Quát.
Cao Bá Quát (1809?-1855) tự Chu Thần, sinh tại Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội, mất giữa trận tiền Quốc Oai trong cuộc khởi nghĩa chống triều đình thời Tự Đức… Tự Đức tru di ba họ Cao Bá Quát, thu hồi tiêu huỷ văn chương ông.
Tuyển tập thơ chữ Hán của Cao Bá Quát phần 1
Tuyển tập thơ chữ Hán của Cao Bá Quát phần 2
Tuyển tập thơ chữ Hán của Cao Bá Quát phần 3
Tuyển tập thơ chữ Hán của Cao Bá Quát phần 4
Tuyển tập thơ chữ Hán của Cao Bá Quát phần 5
Tuyển tập thơ chữ Hán của Cao Bá Quát phần 6
Tuyển tập thơ chữ Hán của Cao Bá Quát phần 7
Tuyển tập thơ chữ Hán của Cao Bá Quát phần cuối
Tuyển tập thơ chữ Nôm của Cao Bá Quát
Cao Ngọc Lễ chưa rõ năm sinh năm mất là quan nhà Nguyễn và là cộng sự của thực dân Pháp trong lịch sử Việt Nam. Ông là người xã Bồng Trung, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Ông vừa là cháu gọi Tống Duy Tân bằng cậu, vừa là học trò của vị tiến sĩ này.
Cao Quảng Văn sinh năm 1947 tại Thừa Thiên Huế, cựu phó chủ tịch tổng hội sinh viên thành phố Hồ Chí Minh (1966-1967), hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tập thơ Sớm mai chim hót – Thầm lặng mùa xanh (1995)
Tập thơ Đêm lặng trước mùa xuân – Thầm lặng mùa xanh (1995)
Tập thơ Về đâu mây trăng (2001)
Cao Thị Ngọc Anh (1878-1970) tên thật là Cao Thị Hoà, còn gọi Cao Ngọc Anh, sinh ngày 22 tháng 12 năm Tự Đức thứ 31 (1878), quê làng Thịnh Mỹ, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ bà đã uyên thâm cả Hán học và tao nhã cả văn chương
Cao Thị Vạn Giả tên thật là Cao Thị Ngọc Ân, sinh ngày 15-2-1941 tại Tân Khánh, Bình Dương, đã theo học các trường Đông Tây, Trường Sơn, Cửu Long.
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Đình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Định, di cư vào Nam năm 1954. Bút hiệu của ông được ghép từ chữ Thoại là chữ lót trong tên của người bạn gái gốc Hoa và chữ Châu trong tên tỉnh Châu Đốc mà thành. Ông còn có các bút danh khác là Tiểu Nhã, Hư Trúc.
Cao Tiêu (1929-2012) tên thật là Hoàng Ngọc Tiêu, sinh tại xã Dưỡng Thông, huyện Kiến Xương, Thái Bình.Từ năm 1968 đến năm 1975 ông cũng là chủ nhiệm nguyệt san Tiền phong và bán nguyệt san Chiến sĩ Cộng hoà.
Học giả Cao Tự Thanh tên thật là Cao Văn Dũng, sinh ngày 9-6-1955 tại Sài Gòn. Ông là con trai của một nhân vật nổi tiếng Nam Bộ thời chống Mỹ và thời trước đổi mới là ông Nguyễn Văn Chính, tức Chín Cần. Dân gian có câu “Bắc khoán hộ Kim Ngọc, Nam một giá Chín Cần”.
Nhà thơ, nhà báo Cao Vũ Huy Miên tên thật là Đinh Đoan Hùng, sinh năm 1955 tại Duy Xuyên (Quảng Nam). Ông thuộc thế hệ các văn nghệ sĩ trưởng thành từ lực lượng TNXP. Thơ ông đã tạo cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ phổ nhạc.
Cao Xuân Dục (1843-1923) tự Tử Phát, hiệu Long Cương, Cổ Hoan, Đông Cao. Ông đã trải các chức quan Đông các Đại học sĩ, Quốc sử quán Tổng tài, Học bọ Thượng thư, Phụ chính Đại thần kiêm quả Quốc Tử Giám sự vụ, tước An Xuân tử.
Cao Xuân Huy (1900-1983) là giáo sư, nhà nghiên cứu chuyên về lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, từng được gọi là “nhà đạo học” ngay từ thuở mới khoảng 30 tuổi.
Cao Xuân Sơn sinh năm 1961, quê gốc xóm Phúc Thọ, thôn Vạn Thọ, xã Nhân Bình, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông vốn là giáo viên văn, dạy học ở Đồng Nai. Từ 1991 ông về TP. Hồ Chí Minh làm báo rồi làm sách.
Tập thơ Đêm giã biệt (1990) và một số bài thơ khác
Tập thơ Mèo khóc chuột cười (2006)
Cao Xuân Tứ sinh năm 1943 tại Huế, học tại trường Quốc học, du học ở Mỹ từ 1960 đến 1965, sau làm việc ngành ngoại giao tại miền Nam và cũng là dịch giả, nhà thơ.
Cầm Giang (1931-1989) tên khai sinh là Lê Gia Hợp, tên thường gọi là Lương Cầm Giang. Ông chịu ảnh hưởng của thơ văn thời Tự lực văn đoàn.
Nhà thơ Cẩm Lai tên thật là Lê Thị Cẩm Lai (1923-2006), sinh tại Thạch Hà, Hà Tĩnh. Bút danh: Cẩm Lai, Việt Hương.
Tập thơ Gió biếc (1999) phần đầu
Tập thơ Gió biếc (1999) phần cuối
Cẩm Thơ (1959-) tên khai sinh là Bùi Thị Huyền Cẩm, là nhà thơ Việt Nam, quê ở Bắc Giang. Đoạt giải các cuộc thi sáng tác thơ thiếu nhi do báo Thiếu niên tiền phong, báo Văn nghệ tổ chức.
Cẩm Vân là một Việt kiều sống tại Na Uy. Trước chị học Đại học Khoa học Sài Gòn, sau chuyển tiếp sang học Đại học Oslo, Na Uy, rồi tốt nghiệp và định cư tại Na Uy. Và một số bài thơ của chị đã được phổ nhạc.
Chân Hội Nghiêm (1974-) là tu sĩ, thi sĩ Việt Nam, quê Cam Ranh, Vũng Tàu. Xuất gia năm 1999 tại Làng Mai (Pháp) theo pháp môn thực tập Chánh Niệm của thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Chân Không thiền sư (1046–1100) tên thật là Vương Hải Thiềm, người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, mồ côi sớm, nhưng ham học.
Châu Hải Đường tên thật là Lê Tiến Đạt, sinh năm 1974 tại Hải Phòng.Anh hoạt động nhiều trong biểu diễn thư pháp, nghiên cứu, dịch thuật Hán và Trung văn, sưu tập sách cổ. Anh còn dùng các bút danh Minh Thành, Đông Hải Cù Sinh.
Tuyển tập thơ dịch tác giả khác của Châu Hải Đường phần đầu
Tuyển tập thơ dịch tác giả khác của Châu Hải Đường phần cuối
Châu Hồng Thuỷ (1955-) tên khai sinh là Trần Quý Phúc, các bút danh khác có Châu Đan Quế, Văn An, Lưu Phương Thuỷ, Đoàn Yên Ly, Đan Thanh. Là Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tại Liên bang Nga. Tổng biên tập tạp chí Người bạn đường. Tổng biên tập tạp chí Tao đàn. Thư ký Toà soạn Tạp chí Đoàn kết (tiếng nói của Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga). Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 2016.
Châu La Việt là con trai đầu của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và ca sĩ NSƯT Trương Tân Nhân. Mặc dầu vốn sống của ông rất phong phú, đa dạng nhưng trong hầu hết sáng tác của ông, hình ảnh người lính thời kháng chiến chống Mỹ vẫn là chủ đề được khắc hoạ sâu đậm nhất.
Châu Nho (1947-) tên thật là Nguyễn Minh Châu, sinh năm 1947 tại Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An. Thơ Châu Nho xuất hiện lần đầu trên văn đàn cùng thời với Hữu Thỉnh, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật v.v…
Châu Thượng Vân là lãnh đạo của phong trào nông dân nổi dậy chống sưu thuế vào thời Pháp thuộc.
Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 14/1/1920 ở Cam Lộ, Quảng Trị. Bút danh Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Mai. Năm 17 tuổi, nổi tiếng với tác phẩm Ðiêu tàn. Năm 1939, Chế Lan Viên ra Hà Nội học, vào Sài Gòn làm báo, lại về Huế dạy học. Khoảng 1942, ra Vàng sao, viết tập truyện ngắn Gai lửa. Sau Cách mạng tháng 8, làm báo Quyết thắng của Việt Minh Trung Bộ.
Tiểu sử Chế Lan Viên
Tập thơ Điêu tàn (1937) phần đầu
Tập thơ Điêu tàn (1937) phần cuối
Tập thơ Sau Điêu tàn (1937 – 1947) phần đầu
Tập thơ Sau Điêu tàn (1937 – 1947) phần cuối
Tập thơ Gửi các anh (1954) phần đầu
Tập thơ Gửi các anh (1954) phần cuối
Tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960) phần 1
Tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960) phần 2
Tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960) phần 3
Tập thơ Ánh sáng và phù sa (1960) phần cuối
Tập thơ Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967) phần 1
Tập thơ Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967) phần 2
Tập thơ Hoa ngày thường – Chim báo bão (1967) phần cuối
Tập thơ Đối thoại mới (1973) phần 1
Tập thơ Đối thoại mới (1973) phần 2
Tập thơ Đối thoại mới (1973) phần cuối
Tập Những bài thơ đánh giặc (1972)
Tập thơ Hoa trước lăng Người (1976)
Tập thơ Hái theo mùa (1977) phần 1Tập thơ Hái theo mùa (1977) phần 2
Tập thơ Hái theo mùa (1977) phần cuối
Tập thơ Hoa trên đá I (1984)
Tập thơ Ta gửi cho mình (1986)
Tập thơ Hoa trên đá (II)
Tập Những bài thơ đã hoàn chỉnh (1992) – Di cảo thơ
Tập Các bài mới ở dạng phác thảo (1993) – Di cảo thơ
Tập – Nghĩ về thơ và nghĩ ngoài thơ (Phác thảo, 1996) – Di cảo thơ
Tập Những bài công bố sau – Di cảo thơ
Tập Thơ dịch tác giả khác – Di cảo thơ
Các bài thơ khác
Chi Mai là một tác giả gửi thơ lên báo Hoa học trò, số 254, ngày 22-10-1998.
Chim Trắng tên thật là Hồ Văn Ba (theo họ mẹ), sinh năm 1938, quê quán ở tỉnh Bến Tre. Tham gia hoạt động cách mạng từ phong trào “Bảo vệ hoà bình” của luật sư Nguyễn Hữu Thọ 1955 cho đến hôm nay.
Tập thơ Nhân có chim sẻ về phần đầu
Tập thơ Nhân có chim sẻ về phần cuối
Tập thơ Hát lời cỏ hát phần đầu
Tập thơ Hát lời cỏ hát phần cuốiTập thơ Cỏ gai
Tập thơ Quán bạn
Tập thơ Tượng của tôi phần đầu
Tập thơ Tượng của tôi phần cuối
Tập thơ Có một mùa thu trong (1990)
Các bài thơ khác
Chính Hữu tên thật Trần Đình Đắc, sinh năm 1926 tại Vinh. Đề tài thơ hầu hết là đề tài đánh giặc, nhân vật trung tâm là anh bộ đội. Tình cảm quán xuyến trong toàn bộ thơ Chính Hữu là tình cảm người lính
Chu Đường Anh còn có tên Chu Đường Thương, hiệu là Liêu Thuỷ, năm sinh, năm mất của ông cho đến nay vẫn chưa rõ.
Nhà thơ, hoạ sĩ Chu Hoạch (1940-2007). Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2002-2003 cho tập “Thơ Chu Hoạch”.
Chu Huân người Ngọc Đôi, Vũ Ninh, nay thuộc Bắc Ninh, đỗ tiến sĩ khoa Quý Sửu (1493) thời Hồng Đức, được tuyển vào Hàn lâm viện làm quan đến Thừa sử, thành viên Hội thơ Tao Đàn, một trong Nhị thập bát tú.
Chu Khắc Nhượng hiệu Vân Trai, năm sinh, năm mất chưa rõ. Người làng Sài Trang, phủ Thượng Hồng, đỗ Tiến sĩ vào cuối đời Trần.
Trên đây là danh sách các nhà thơ Việt Nam nổi tiếng nhất. Bên cạnh đó chúng tôi cũng đã cung cấp thông tin về thân thế sự nghiệp cũng như các tác phẩm thơ văn. Qua đó bạn sẽ có được sự hình dung bao quát nhất về bức tranh thơ văn của xã hội Việt Nam. Cũng như cảm nhận được những tác phẩm nổi tiếng nhất.
Ý kiến bạn đọc
Code | Buy | Transfer | Sell |
---|---|---|---|
AUD | 15.00 | 15.00 | 16.00 |
CAD | 17.00 | 17.00 | 18.00 |
CHF | 23.00 | 23.00 | 24.00 |
CNY | 3.00 | 3.00 | 3.00 |
DKK | - | 3.00 | 3.00 |
EUR | 23.00 | 24.00 | 25.00 |
GBP | 27.00 | 27.00 | 28.00 |
HKD | 2.00 | 2.00 | 3.00 |
INR | - | 293.70 | 305.49 |
JPY | 166.28 | 167.96 | 176.04 |
KRW | 15.58 | 17.31 | 18.99 |
KWD | - | 75.00 | 78.00 |
MYR | - | 5.00 | 5.00 |
NOK | - | 2.00 | 2.00 |
RUB | - | 388.63 | 526.70 |
SAR | - | 6.00 | 6.00 |
SEK | - | 2.00 | 2.00 |
SGD | 16.00 | 16.00 | 17.00 |
THB | 585.03 | 650.03 | 675.02 |
USD | 23.00 | 23.00 | 23.00 |
4shared.com |
mediafire.com |
box.com |
fshare.vn |
rapidshare.com |
danhbahosting.com |
flashupload.com |
upanh.com |
up.anhso.net |
imageshack.us |